.
.
.
.

Tên miền (Domain) là gì? Hosting là gì?

Tên miền (domain) và Hosing là 2 trong số thành phần cơ bản không thể thiếu khi tạo website. Để website hoạt động thực sự hiệu quả theo đúng ý muốn của bạn thì hiểu về các thành phần này là điều rất cần thiết để bắt đầu xây dựng website.

Contents

Tên miền là gì?

Tên miền (domain) là địa chỉ của một trang web, người dùng sẽ truy cập vào website bằng cách nhập trực tiếp tên miền trên trình duyệt hoặc click vào đường dẫn tên miền ở bất kỳ đâu trên Internet.

Nếu website như một ngôi nhà online hoặc website là nơi để bạn kinh doanh như một doanh nghiệp online thì tên miền chính là địa chỉ để khách hàng tìm đến.

Các quy tắc khi đặt tên miền (domain)

  • Độ dài tối đa cho 1 tên miền là 63 ký tự (bao gồm cả phần đuôi tên miền).
  • Không được sử dụng bất kỳ “khoảng trắng” (space) nào trong tên miền.
  • Chỉ được bao gồm các ký tự trong bảng chữ cái Alphabet (a-z), số (0-9) và dấu (-).
  • Khi sử dụng dấu (-) bạn sẽ không được đặt nó ở đầu hoặc cuối tên miền.
  • Tên miền đã đăng ký sẽ không thể thay đổi.

5 bước giúp bạn chọn được tên miền (domain) chuyên nghiệp, phù hợp với mục đích tạo website

1. Các tiêu chí chọn tên miền (domain)

Bạn nên chọn tên miền cho website dựa trên 4 tiêu chí sau:

  • Tên dễ nhận diện, dễ nhớ và dễ đọc để thuận lợi cho quá trình người dùng chia sẻ website của bạn
  • Đặt tên nghiêm túc để không bị nhầm lẫn là website spam, quảng cáo
  • Tên miền có liên quan đến nội dung website
  • Phù hợp với đối tượng truy cập

2. Không nên có dấu gạch ngang ( – ) hoặc số (number)

Mặc dù dấu gạch ngang có thể giúp tên miền bạn dễ đọc, tuy nhiên nó lại khiến cho

  • Khiến cho người dùng khó nhớ và khó nhập trực tiếp tên miền
  • Ngoài ra còn có nguy cơ bị các công cụ tìm kiếm đánh dấu là spam keywords (một phương thức SEO mũ đen khiến tên miền bị phạt nặng khó lên TOP)

Việc sử dụng số trong tên miền có thể gây ra các trường hợp nhầm lẫn như:

  • Tên miền bị nhầm lẫn giữa “số 0” và “chữ o”
  • Khi đọc tên miền website, người nghe không biết là nên viết số hay chữ (1 hay mot).

Đừng nên dùng số hay dấu gạch ngang cho tên miền nhưng nếu không thể tránh thì hãy dùng tối thiểu nhất, hợp lý nhất có thể và đảm bảo tên miền phải thật chỉnh chu, chuyên nghiệp.

3. Lưu ý khi chọn đuôi tên miền

  • Ưu tiên sử dụng .com khi đăng ký tên miền vì sự phổ biến và dễ nhớ nhất với tất cả người dùng (đuôi tên miền .com chiếm 53,1% websites trên toàn Thế Giới).
  • Nếu không thể đăng ký .com thì bạn nên chọn đuôi “quen mắt, quen tai” người dùng như .net .org hoặc .vn nếu kinh doanh chủ yếu tại thị trường Việt Nam để bổ trợ cho SEO.
  • Không nên dùng các đuôi không phổ biến và gây nghi ngờ như .link, .click, .win, .rip… sẽ khiến người dùng đắn đo về uy tín khi click vào hoặc không đánh giá cao website.
  • Các loại đuôi tên miền chỉ lĩnh vực như .job, .store, .cafe không giúp bạn có lợi thế cạnh tranh hơn các doanh nghiệp cùng lĩnh vực hay có thứ hạng cao hơn họ trên trang tìm kiếm.

4. Kiểm tra tính hợp pháp của tên miền

Để tránh những vấn đề liên quan đến pháp lý, hãy chắc chắn rằng tên miền của bạn không chứa tên thương hiệu, người nổi tiếng, nhãn hàng điều này có thể khiến bạn gặp rắc rối nếu vi phạm luật bản quyền.

Kiểm tra tên miền đã bị sử dụng chưa trước khi bạn quyết định đăng ký vì có nhiều thương hiệu đang hoạt động sôi nổi trên các mạng xã hội nhưng không có website.

Nếu không có thương hiệu nào trùng với tên miền của website

Sử dụng tên miền để tạo Trang trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến

(Facebook, Tiktok, Twitter, Instagram…)

Cho dù bạn không tập trung hoạt động kinh doanh trên Mạng Xã Hội nhưng điều này sẽ

  • Tránh gây nhầm lẫn cho người truy cập
  • Gia tăng khả năng tiếp cận với khách hàng
  • Mở rộng nhận diện thương hiệu đến mọi nền tảng
  • Tốt cho website khi có thêm liên kết với nhiều mạng xã hội, forum

5. Liên hệ giữa tên miền (domain) và SEO

“Tên miền có thể ảnh hưởng gián tiếp đến thứ hạng và SEO qua các phương pháp đặt tên miền có chủ đích”

Tên miền thương hiệu (brandname domain)

Tất nhiên khi bạn đã có thương hiệu đang kinh doanh thì tên miền nên bao gồm tên thương hiệu, đây là cách dễ nhất để người dùng, khách hàng tìm thấy bạn trên Internet.

Bạn nên sử dụng tên miền thương hiệu nếu:

  • Thương hiệu đã được thành lập và có nhận diện rộng rãi
  • Bạn muốn website có thứ hạng tốt nhờ ảnh hưởng của thương hiệu
  • Tên thương hiệu đã dùng cho các chiến dịch marketing

Tên miền thương hiệu ảnh hưởng SEO như thế nào?

VD: Biti’s không dùng cuahangbangiaybitis.com vì tên thương hiệu Biti’s đã quá đủ để người dùng biết và nhấp vào https://bitis.com.vn/ để tìm mua giày giúp cho keyword giày thể thao đạt thứ hạng cao

Và ngược lại tối ưu SEO cho website sẽ đem lại nhiều lợi ích cho tên thương hiệu

  • Mở rộng nhận diện thương hiệu đến mọi ngách trong lĩnh vực
  • Thu hút khách hàng tiềm năng đã có sẵn nhu cầu trực tiếp tìm đến website
  • Tăng trưởng doanh thu với các từ khóa kinh doanh đạt thứ hạng cao

 

Nhưng nếu bạn muốn tập trung hoàn toàn vào doanh thu và thu hút đối tượng tiềm năng

Thì 2 cách đặt tên miền sau giúp thu hút lượng lớn đối tượng tiềm năng có sẵn nhu cầu và có khả năng chuyển đổi cao

Tên miền có chứa từ khóa (keyword domain)

Sử dụng tên miền có chứa keyword về sản phẩm/dịch vụ giúp bạn dễ tiếp cận trực tiếp khách hàng có nhu cầu hơn

  • suachualaptop24h.com
  • websitehoctructuyen.com
  • phanbonhalan.com

Tuy nhiên hiệu quả của việc đặt tên có chứa keyword đã bị giảm từ cuối năm 2011 khi Google cập nhật thuật toán khắc phục các trường hợp lợi dụng tên miền để đạt thứ hạng cao nhưng nội dung website lại rất kém.

Vì vậy sử dụng tên miền có từ khóa cần phải kết hợp với xây dựng nội dung chất lượng, hữu ích cho người dùng để có lợi thế cạnh tranh với các website khác cùng lĩnh vực.

Tên miền địa phương (local domain)

Tên miền có bao gồm vị trí địa lý giúp website bạn được ưu tiên nhấp vào hơn với các lượt tìm kiếm ở xung quanh khu vực đó.

Tên miền địa phương là con dao 2 lưỡi bạn hãy xem xét thật kỹ trước khi sử dụng vì bạn đã thu hẹp phạm vi kinh doanh nhưng trong trường hợp dịch vụ hoặc sản phẩm của bạn chỉ kinh doanh trong một phạm vi cố định thì đây là một lựa chọn tuyệt vời cho tên miền

Một số website sử dụng tên miền địa phương

  • thietkewebsitehcm.com
  • thucphamquan10.com
  • hcmfpt.vn

Cách kiểm tra & đăng ký tên miền (domain)

ĐĂNG KÝ ONLINE – 5 BƯỚC – NHẬN NGAY DOMAIN

Nhanh chóng – Dễ Dàng – Tiện Lợi

Sở hữu ngay tên miền thương hiệu độc quyền cho website

  • Đầy đủ đuôi tên miền trong nước, quốc tế đa dạng và phong phú cho bạn chọn
  • Quản lý đơn giản với Mona Domain – Trình quản lý tên miền dành cho người Việt
  • Gắn bó lâu dài – ưu đãi liền tay: Giảm đến 33% khi đăng ký tên miền dài hạn
  • Hỗ trợ chuyển tên miền chuyên nghiệp, đảm bảo dữ liệu, thứ hạng trên Google
  • Cơ hội giảm 30% phí thuê hosting khi đăng ký domain
  • Bảo trì vĩnh viễn hosting – tên miền- website khi thiết kế web trọn gói

Những lưu ý bạn cần biết về tên miền

1. Bạn không sở hữu tên miền

Bạn chỉ sở hữu quyền sử dụng domain khi đã đăng ký và duy trì chi phí hằng năm. Nếu bạn không gia hạn thì người khác sẽ có quyền đăng ký sử dụng domain name đó.

2. Bạn có nên thay đổi tên miền đang sử dụng hay không?

Bạn không thể thay đổi tên miền đang sử dụng nên nếu muốn thay đổi bạn phải đăng ký tên miền mới. Tùy thuộc vào lý do và tình trạng của tên miền mà bạn có thể đưa ra quyết định thay đổi:

  • Bạn muốn chuyển sang đuôi .com vì trước đó không thể đăng ký
  • Mô hình kinh doanh của bạn thay đổi (VD: website của bạn là quanaosi.com nhưng bạn đã mở rộng hơn kinh doanh thêm trang sức, giày dép…)
  • Tên miền dài và khó nhớ khiến website không được phổ biến
  • Tên miền bị Google phạt nặng vì đã vi phạm nguyên tắc cộng đồng hoặc sử dụng phương pháp SEO mũ đen

Nếu bạn đã quyết định thay đổi tên miền thì đây là một số lưu ý và thao tác bạn cần làm để tên miền mới có bước khởi đầu tốt:

  • Chọn thời điểm thay đổi là giai đoạn website có traffic thấp
  • Khi thay đổi tên miền sẽ có sự biến động thứ hạng của keywords và cần thời gian để ổn định lại
  • Redirect 301 các URL quan trọng và các bài viết có lượt truy cập cao sang tên miền mới để tránh mất người dùng cũ. Ngoài ra cũng sẽ giúp Google hiểu được rằng bạn đang chuyển sang tên miền mới.
  • Submit tên miền mới lên Google Search Console sớm nhất có thể để Google biết bạn muốn khởi động lại và xuất hiện trên trang tìm kiếm nhanh hơn

Hướng dẫn chi tiết và đầy đủ cách chuyển tên miền không mất thứ hạng và lưu lượng truy cập

3. Nên mua cả những tên miền liên quan:

Việc bảo vệ thương hiệu domain trên internet hiện nay là rất khó khăn. Bất kỳ ai, tổ chức nào cũng có thể tạo một trang web với tên miền, giao diện gần giống với trang web của bạn.

Chính vì lý do đó, nếu có khả năng, bạn hãy mua cả những tên miền liên quan và chuyển hướng chúng về tên miền chính, điều này đảm bảo rằng khách truy cập luôn vào đúng website của bạn, giống như khi bạn nhập fb.com sẽ được điều hướng đến facebook.com.

Các bài viết liên quan về domain

Hosting là gì?

Hosting là dịch vụ cung cấp không gian trên mạng cho phép các tổ chức hay cá nhân thuê để lưu trữ website hoặc sử dụng các dịch vụ Internet như FTP, www, email theo tên miền,…

Đăng ký hosting đồng nghĩa với việc bạn thuê một không gian trong server để lưu trữ toàn bộ webiste (bao gồm source web và tất cả dữ liệu) và bạn phải luôn gia hạn hosting để duy trì hoạt động của website.

Vì website của bạn sẽ vận hành hoàn toàn trên hosting nên hosting phải đảm bảo đáp ứng tốt các yếu tố:

  • Giữ cho website hoạt động liên tục 24/7 không bị gián đoạn
  • Bảo mật dữ liệu, chống mã độc xâm nhập website
  • Tốc độ tải nhanh ổn định

Các loại Hosting phổ biến

Dedicated Hosting

  • Bạn sẽ sở hữu toàn bộ server hosting
  • Tất cả tài nguyên trên server chỉ dùng để phục vụ website của bạn

Tham khảo bài viết chi tiết về Dedicated Hosting

Shared Hosting

  • Bạn sẽ dùng chung một server với nhiều website khác.
  • Mọi website trên server sẽ dùng chung tài nguyên, bộ xử lý, bộ nhớ…

Tham khảo bài viết chi tiết về Shared Hosting

VPS Hosting (Virtual Private Server)

  • Bạn sẽ dùng một máy chủ ảo được tách ra từ một máy chủ vật lý
  • Mỗi website chỉ được sử dụng tài nguyên trên hosting riêng (CPU riêng, dung lượng RAM riêng, dung lượng ổ HDD riêng, địa chỉ IP riêng, HĐH riêng… )

Tham khảo bài viết chi tiết về VPS Hosting

Cloud Hosting

  • Bạn sẽ dùng chung một bộ server (gồm nhiều server) với các website khác
  • Website có thể thay đổi qua lại giữa các server để đạt hiệu năng tốt nhất

Tham khảo bài viết chi tiết về Cloud Hosting

 

Các tiêu chí giúp bạn chọn được hosting phù hợp, chi phí phải chăng

1. Hosting cần bao nhiêu dung lượng?

Hãy ước tính trước dung lượng bạn cần dùng cho toàn bộ dữ liệu website bao gồm toàn bộ mã nguồn website (source code) và dữ liệu kèm theo.

Dung lượng nặng cũng là một trong những lý do khiến website tải chậm nên hãy chọn gói dung lượng dư dả, tránh khi việc dữ liệu phát sinh làm đầy bộ nhớ.

VD: Website của bạn chiếm tổng cộng 150MB hãy sử dụng gói hosting có tối thiểu 300MB để sử dụng thoải mái, ổn định.

2. Người dùng truy cập vào website của bạn ở đâu?

Bạn cần dựa vào lượng người dùng truy cập vào website để chọn đơn vị cung cấp trong hoặc ngoài nước cho phù hợp

  • Chọn nhà cung cấp trong nước nếu người dùng của bạn đa số từ Việt Nam
  • Chọn hosting nước ngoài nếu website của bạn thường xuyên phục vụ người dùng ngoại quốc (website khách sạn, website du lịch,…)

3. Ngân sách dành cho hosting là bao nhiêu?

Ngân sách là yếu tố quyết định bạn sẽ dùng loại hosting nào:

  • <– 3.000.000đ/năm: Shared Hosting
  • 3.000.000đ – 15.000.000đ/năm: VPS Hosting & Cloud Hosting
  • 15.000.000đ/năm –>: Dedicated Hosting

Mức giá trên là số liệu tương đối được tham khảo từ nhiều dịch vụ Hosting

Có không ít dịch vụ cung cấp hosting trên thị trường với mức giá rất rẻ, tuy nhiên để đảm bảo chất lượng hãy luôn chọn sử dụng hosting từ các công ty chuyên nghiệp, uy tín.

Các gói Hosting của Mona Media

  • Công nghệ tải nhanh x6 hosting thường
  • Cô lập tài nguyên giữa các tài khoản với nhau giúp bảo vệ dữ liệu an toàn
  • Backup hàng ngày không còn lo về sự cố bất ngờ
  • Mỗi hosting sở hữu IP riêng (áp dụng cho gói E-commerce)

Liên hệ ngay để được tư vấn trực tiếp gói Hosting phù hợp

1900 636 648

Hosting nào phù hợp với tiêu chí của bạn

Website thường, kinh doanh online

Shared hosting là lựa chọn tốt nhất cho bạn nếu bạn không có nhu cầu đặc biệt, chỉ cần thuê hosting cho một website bán hàng cơ bản, website giới thiệu công ty hoặc blog cá nhân… có lượt truy cập trung bình – thấp, không có chức năng nâng cao, không cần tốn nhiều tài nguyên để lưu trữ và vận hành.

  • Chi phí thấp, có thể chưa đến 100.000đ/tháng
  • Dễ sử dụng với công cụ Cpanel
  • Có đội ngũ quản lý và vận hành server hỗ trợ

Hạn chế khi sử dụng Shared Hosting

  • Không thể đáp ứng cùng lúc quá nhiều lượt truy cập, nếu website của bạn thường xuyên có hơn 100 người dùng thì shared hosting không phải là lựa chọn tốt
  • Có nguy cơ bị tấn công cao hơn do dùng chung host với các website khác
  • Tốc độ bị giảm nếu website khác chung host có lượt truy cập cao
  • Bị ảnh hưởng xấu nếu có website khác chung host vi phạm quy tắc cộng đồng của Google

Website có lượt truy cập cao, kinh doanh chuyên nghiệp

VPS hosting là hosting phù hợp nhất với các website tầm trung có sử dụng một số các tính năng nâng cao để hỗ trợ việc kinh doanh online hoặc vận hành hệ thống (webiste dạy học trực tuyến, website đặt vé máy bay, website đặt hàng trung quốc…)

Mỗi VPS Hosting là một hệ thống riêng

  • Vận hành ổn định kể cả khi số người truy cập cùng lúc cao đột biến
  • Khả năng bảo mật cao vì sử dụng server riêng biệt và có toàn quyền kiểm soát máy chủ ảo của riêng bạn
  • Không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ yếu tố nào khác bên ngoài máy chủ

Hạn chế khi sử dụng VPS Hosting

  • Cần có kiến thức và biết cách quản lý server
  • Chi phí khá cao nên sẽ rất lãng phí nếu không tận dụng triệt để
  • Tốn nhiều chi phí và thời gian để nâng cấp

Website có mô hình vận hành phức tạp, yêu cầu cao

Dedicated Server là giải pháp hosting toàn diện và mạnh mẽ nhất có thể đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng website kể cả các hệ thống nặng như web-app, game online, website sàn thương mại điện tửwebsite 3d… đem lại cho bạn mọi thứ bạn cần ở một hosting

  • Tốc độ tải trang cực nhanh và ổn định 24/7
  • Công nghệ bảo mật hiện đại và chặt chẽ đảm bảo an toàn cho dữ liệu
  • Nhu cầu băng thông không giới hạn.
  • Toàn quyền kiểm soát hoạt động của máy chủ vật lý

Hạn chế khi sử dụng Dedicated Server

  • Yêu cầu người quản trị phải có chuyên môn
  • Chi phí rất cao

Website mới chưa ổn định, vẫn còn phát triển thêm

Cloud Hosting là giải pháp tối ưu nhất cho dành cho các website đang phát triển hoặc các website có nhu cầu lưu trữ lượng lớn dữ liệu Media như website tin tức, website giải trí…  vì:

  • Chỉ phải thanh toán cho các tài nguyên bạn sử dụng
  • Không lo bị hack hay mất dữ liệu với công nghệ Cloud Hosting
  • Có thể chủ động nâng cấp thêm tài nguyên nhanh chóng và dễ dàng
  • Hỗ trợ tự động sao lưu đề phòng sự cố khi phát triển website

Hạn chế khi sử dụng Cloud Hosting

  • Chi phí khá cao vì bao gồm cả phí quản lý
  • Khó vận hành ổn định một hệ thống lớn
  • Không có cách nào truy cập nếu không có Internet

Tại sao bạn nên dùng dịch vụ Hosting không có Control Panel hay FTP (không còn phải lo về bảo mật hay gián đoạn website) tại Mona Media?

Những ảnh hưởng của Hosting đến SEO

Server Downtime

Server Downtime nghĩa là khoảng thời gian website không hoạt động do bị ảnh hưởng bởi hosting, đối với hosting thì đây là điều không thể tránh khỏi.

Thời gian downtime lâu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng của website trên Google và cách tốt nhất để giảm downtime là tìm nhà cung cấp chất lượng.

Thời gian tải trang

“Google đã chính thức xác nhận thời gian tải trang là một trong những yếu tố quan trọng khi xem xét thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm”

Cải thiện thời gian tải trang của hosting bằng cách

  • Đảm bảo hosting đang sử dụng tương thích tốt với các công nghệ đang vận hành website
  • Tăng thêm dung lượng hoặc nâng cao chất lượng băng thông để tránh gây ảnh hưởng đến hiệu suất, độ ổn định hay thời gian hoạt động của website
  • Sử dụng hosting phù hợp với vị trí địa lý của người dùng (trong nước hoặc ngoài nước)
  • Xác thực tên miền với chứng chỉ SSL

Hướng dẫn cách kiểm tra tốc độ website

Tham khảo thêm các bài viết về Hosting

Domain là gì? Tên miền là gì

Domain được dịch sang tiếng Việt nghĩa là tên miền website. Như bạn vẫn thấy nó là dòng chữ không dấu có cấu trúc gồm từ 2 đến 3 phần được cách nhau bởi dấu chấm (.) trên thanh địa chỉ của trình duyệt web. Hiểu đơn giản thì tên miền chính là địa chỉ nhà của bạn. Mỗi ngôi nhà có một địa chỉ riêng và không trùng lặp, website cũng vậy.

Domain là gì

Để trao đổi với nhau một cách dễ dàng, các thiết bị trong mạng kết nối Internet được đặt tên theo quy ước ngôn ngữ của chúng. Hiện nay, quy ước này được đặt tên có dạng một dãy số gồm 4 phần, mỗi phần gồm 3 chữ số từ 0 đến 9 và được cách nhau bởi dấu chấm (.). Ví dụ, tên website trên hệ thống máy tính được ghi nhận là một địa chỉ ip có dạng 103.63.213.148. Không chỉ là cách đặt tên, mà cách các máy tính truyền tin, giao tiếp với nhau cũng dùng thứ ngôn ngữ thập phân này.

Nhưng có hàng triệu website trên thế giới này, và nếu truy cập website theo địa chỉ ip thì rất khó nhớ, nên người ta đã chuyển ip đó thành domain (tên miền) thông qua DNS, đó là lý do tên miền ra đời.

Cấu tạo của tên miền

Chi tiết hơn, một tên miền sẽ được tạo thành bởi hai phần chính, phần đầu là tên thương hiệu, phần sau tên loại miền. Ví dụ sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn: mona.media, webinars.buzzsumo.com, market.envato.com, mona-media.com

Thành phần sau dấu chấm cuối cùng của tên miền được gọi là tên miền cao cấp nhất (Top Level Domain Name). Trên thị trường cung cấp Domain trên thế giới dùng chung các tên miền cao cấp sau:

  • .com (thương mại)
  • .net (mạng lưới)
  • .org (các tổ chức)
  • .info (thông tin)
  • .edu (giáo dục)
  • .mobi (điện thoại di động)

Ngoài ra, nếu bạn muốn có một tên miền độc đáo mang dấu ấn riêng của mình, bạn có thể mua những tên miền cấp cao riêng như mona.media chẳng hạn.

Đối với những doanh nghiệp, công ty, cá nhân chuyên kinh doanh online thì việc lựa chọn tên miền rất quan trọng, vì nó có tác động nhất định đến hoạt động marketing online, nhất là đối với việc seo website.

Khâu chọn lựa mua tên miền rất quan trọng, có ba dạng tên miền thường gặp, thứ nhất là tên miền thương hiệu, ví dụ Mona.media, fpt.com.vn, vnexpress.net… tên miền chỉ gắn liền với thương hiệu, tên gọi của công ty, doanh nghiệp. Thứ hai là tên miền nữa thương hiệu nữa ngành nghề, ví dụ freelancervietnam.vn. Thứ ba là tên miền chỉ mô tả chuyên ngành, dịch vụ, ví dụ thietkewebre.vn, thietkewebdep.vn…

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu xong domain là gì, tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu hosting là gì?

Hosting là gì?

Hosting là gì?

Nhiều người trong số chúng ta đã từng thắc mắc hosting là gì? Hiểu một cách đơn giản thì website là ngôi nhà, domain là địa chỉ nhà, còn hosting chính là phần đất dựng nhà. Khác với domain thì bạn có thể mua, còn riêng hosting thì thường chỉ có dịch vụ cho thuê hosting.

Hosting là dịch vụ lưu trữ và chia sẻ trực tuyến. Chính xác hơn nó là một phần không gian trên máy chủ có cài đặt các dịch vụ Internet như world wide web, truyền file, mail. Trong không gian đó, bạn có thể lưu trữ nội dung của website hoặc một loại dữ liệu nào đó.

Khi thuê Hosting, bạn có thể tùy chọn dung lượng lưu trữ tùy thích. Để đảm bảo dịch vụ Hosting mà bạn thuê có chất lượng nhất bạn cần phải biết khả năng lưu trữ của máy chủ, bên cạnh đó là các dịch vụ hỗ trợ kèm theo từ các đơn vị cung cấp dịch vụ cho thuê Hosting trong và ngoài nước.

Các loại Hosting

Hiện nay, có 4 hình thức cho thuê Hosting, mỗi hình thức như vậy sẽ phù hợp với 4 đối tượng cũng như các mục đích sử dụng khác nhau.

Share Hosting: là gói hosting chia sẻ, có chi phí thuê rẻ nhất trong số các dịch vụ cho thuê hosting. Thông thường những website có lượng truy cập thấp, không cần sử dụng nhiều tài nguyên thì sẽ thuê share hosting.

Collocated Hosting (thuê chỗ đặt máy chủ): đây là gói hosting dành cho những công ty, doanh nghiệp, website của họ có tổng sổ lượng truy cập cao mỗi ngày. Đây là dạng hosting mà khách hàng có quyền tự cài đặt và cấu hình máy chủ.

Dedicated Server (máy chủ dành riêng): hosting dạng này giống gói Collocated Hosting, khách hàng hoàn toàn có quyền điều khiển máy chủ của mình, đây là loại hositng có giá đắt nhất trong tổng sổ các loại hosting thường dùng.

VPS là gì

Virtual Private Server (VPS): hay còn gọi là máy chủ áo riêng, nhà cung cấp sẽ chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo khác nhau, trên mỗi máy chủ áo sẽ được cài một hệ điều hành riêng biệt như làm một máy chủ thật. Hiện nay số lượng website sử dụng VPS tăng khá cao, nhất là những website lớn, có số lượng truy cập khủng.

Mua Hosting ở đâu?

Bạn có thể thuê Hosting ở Việt Nam hoặc nước ngoài. Nếu bạn hoạt động chủ yếu tại Việt Nam bạn nên chọn dịch vụ của Việt Nam, vì sự hỗ trợ và support song hành khi bạn sử dụng website – thêm nữa là sự giao tiếp dễ dàng khi website – hosting có sự cố (hỗ trợ trùng thời gian, không lệch múi giờ làm việc để tránh gián đoạn khả năng hoạt động của website.

Nếu bạn sử dụng website tại quốc tế – thị trường Global, theo gợi ý của chúng tôi, bạn có thể tìm đến các đơn vị cung cấp dịch vụ Hosting chuyên nghiệp và uy tín như là GoDaddy (cho nhu cầu tầm trung), A2Hosting (chuyên cung cấp VSP giá rẻ) và Hawk Host (cung cấp dịch vụ Share Host chuyên nghiệp có hỗ trợ Server châu Á).

Nếu bạn cần tư vấn về Hosting để sử dụng cho website, bạn có thể tham khảo và nhận tư vấn trọn gói (về Website – Tên miền – Hosting VPS – Giải pháp quản lý website, bảo mật website – Giải pháp quản lý hệ thống doanh nghiệp), vui lòng liên hệ với Mona theo hotline 1900 636 648 hoặc nhấn nút tư vấn trực tuyến bên dưới đây để được hỗ trợ nhanh và chi tiết.

Các khái niệm về hosting bạn nên biết

Dung lượng web là gì?

Bạn có thể hiểu nó như “độ nặng” của website theo kiểu mọi người vẫn hỏi file ảnh này nặng mấy gigabyte vậy. Như bạn biết, trên website có rất nhiều thành phần cấu thành gồm Source Code (mã nguồn), cơ sở dữ liệu, văn bản, hình ảnh, video và một số yếu tố đa phương tiện khác. Mỗi thành phần như vậy được đo bằng đơn vị “byte” . Cộng tổng số byte trên một website ta có được dung lượng của website đó.

Như vậy, dung lượng là lượng “byte” mà bạn được phép lưu trữ trên ổ cứng máy chủ. Bạn không được quyền sử dụng vượt quá con số đã đăng ký thuê. Nó cũng tương tự như khi bạn thuê mặt bằng cho văn phòng vậy. Mặc dù chật hẹp bạn cũng không thể mời khách sang gian bên cạnh được. Khi bạn thuê hosting cần phải quan tâm đến con số này. Bạn cần biết website của bạn có thể “nặng bao nhiêu” để chọn gói thuê cho phù hợp.

Băng thông là gì?

Băng thông (Bandwidth) là từ chỉ dung lượng thông tin tối đa mà một website được phép lưu chuyển qua lại mỗi tháng. Những người truy cập vào mỗi trang web sẽ tốn của website một khoảng dung lượng nhất định. Giả sử đó là 1000kb. Mỗi người trung bình truy cập 5 trang, tức là tốn tổng cộng 5000kb. Giả sử mỗi tháng có khoảng 2000 người truy cập thì website cần có băng thông là 10GB/tháng. Nếu lượt truy cập vượt quá 2000 người thì website sẽ bị báo lỗi 509 Bandwidth limit Exceeded.

Hiện nay, các công ty cung cấp dịch vụ Hosting cũng đã có gói không giới hạn băng thông để hỗ trợ đội ngũ quản lý website thoải mái phát triển. Một số công ty thiết kế website muốn tìm cách tăng nguồn thu từ khách hàng bằng cách thuê cho họ dịch vụ giới hạn băng thông và dung lượng sau đó yêu cầu tăng thêm chi phí nếu muốn mở rộng. Việc này không cần thiết nếu họ thật sự là công ty có uy tín. Tại Mona Media, chúng tôi miễn phí tên miền và Hosting cho khách hàng và tất nhiên, không giới hạn băng thông và dung lượng. Điều thật sự mong muốn của Mona Media là quá trình sử dụng dịch vụ thiết kế website hoàn hảo của chúng tôi. Khách hàng hài lòng đồng nghĩa thương hiệu Mona Media sẽ được phát triển.

FTP là gì?

Nghĩa là giao thức truyền tệp tin trên mạng Internet (File Transfer Protocol). Khi máy chủ thuê Hosting của bạn có hỗ trợ FTP đồng nghĩa với việc bạn có thể dễ dàng cập nhật website hoặc tải lên các tệp tin của mình.

Email hosting là gì?

Được định nghĩa là dịch vụ thư điện tử được cung cấp bởi một hệ thống máy chủ chuyên biệt và do đó có tính bảo mật cao hơn. So với Gmail, Yahoo mail thì Email hosting có nhiều ưu điểm hơn nhiều. Bạn sẽ được sở hữu địa chỉ email với tên miên riêng (có thể đặt theo tên thương hiệu như mona@mona.media, giúp tăng uy tín thương hiệu. Bên cạnh đó bạn vẫn có thể đổng bộ email với website để tối ưu hiệu quả quản lý. Để được sử dụng dịch vụ Email Hosting bạn chỉ cần có một tên miền riêng và liên hệ với dịch vụ Email Hosting có uy tín. Các dịch vụ được gợi ý như: Microsoft, G Suite, Zoho Workplace, Rackspace Email, Fastmail, Kerio Cloud.

Domain là gì và Hosting là gì là hai khái niệm cơ bản và quan trọng nhất trên một website. Và khái niệm tiếp theo liên quan đến việc xây dựng nền móng vững chắc của website đó là Source Code.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *