.
.
.
.

10 ứng dụng mà mọi sinh viên đại học nên cài đặt

Năm 2022, điện thoại thông minh và máy tính bảng là cứu cánh của sinh viên đại học. Nhờ các ứng dụng hữu ích và sáng tạo, những thiết bị này có thể giúp bạn quản lý công việc, lưu trữ lịch và thậm chí giúp bạn trở thành giỏi hơn nhờ các công cụ ghi chú, và quản lý thời gian.

Dưới đây là một số ứng dụng hữu ích nhất mà mọi sinh viên đại học nên có trong điện thoại.

Contents

10 ứng dụng mà mọi sinh viên đại học nên cài

1. TickTick

Việc đầu tiên mình nghĩ các bạn học đại học nên làm là tạo thói quen lập kế hoạch ngày làm việc. Nó có thể là danh sách nhiệm vụ, danh sách deadline hoặc chỉ là danh sách các buổi gặp mặt. TickTick là ứng dụng sẽ giúp bạn thực hiện tất cả những điều đó. Phiên bản cơ bản có thể hoạt động như một ứng dụng công việc đơn giản, với nhiều danh sách việc cần làm khác nhau, nhưng bạn có thể sử dụng phiên bản cao cấp để thêm các tính năng, thẻ không giới hạn, ghi chú và hơn thế nữa.

TickTick cung cấp tính năng nhập tác vụ bằng ngôn ngữ tự nhiên và tích hợp lịch, cho phép bạn quản lý các công việc và luôn cập nhật lịch học của mình. Nó có sẵn trên iOS, Android, Mac và Windows và ứng dụng web.

2. Notion

Evernote từng là ông hoàng của các ứng dụng ghi chú, nhưng Notion là một ứng cử viên nặng ký tiếp theo cho ngai vàng này. Và với các tính năng tích hợp và API, Notion không chỉ là một ứng dụng ghi chú. Nhưng bạn không cần phải lo lắng về tất cả những điều đó.

Điểm tốt nhất của Notion là khả năng mở rộng và miễn phí. Bạn có thể phát điên với các tùy chỉnh và tích hợp mà không cần phải trả tiền.

Về cơ bản, điều làm cho Notion trở nên tuyệt vời là các khối và hệ thống liên kết của nó. Mỗi ghi chú có thể được chia thành nhiều khối (như bảng) và bạn có thể liên kết các ghi chú với nhau để tạo ra một hệ thống ghi chú mở rộng.

Có thể bạn sẽ cảm thấy hơi phức tạp khi bắt đầu, nhưng tin mình đi, nếu bạn dành đủ thời gian, bạn sẽ nhận được kết quả tuyệt vời từ hệ thống của Notion.

Vấn đề duy nhất với Notion là nó không có chế độ ngoại tuyến. Nếu điều đó quan trọng đối với bạn, hãy dùng thử Evernote hoặc Microsoft OneNote.

3. Google Calendar

Trường đại học bắt bạn phải chịu trách nhiệm về lịch trình của riêng bạn và thường không có cái gọi là kế hoạch khóa học tuyến tính. Vậy nên, bạn sẽ cần một ứng dụng lên lịch hữu ích đó.

Nếu trường của bạn cung cấp lịch riêng, bạn chỉ cần nhập lịch đó vào ứng dụng Google Calendar. Hoặc bạn có thể tạo lịch học với bạn bè của mình.

Bạn không thích Google Calendar? Bạn có thể sử dụng các ứng dụng của bên thứ ba như Fantastical hoặc aCalendar.

4. Quizlet

Điện thoại hoặc máy tính bảng của bạn cũng có thể giúp bạn ôn tập cho các kỳ thi. Quizlet chắc chắn có thể làm điều đó, đây là ứng dụng flashcards và luyện tập dựa trên cộng đồng. Nó còn cho phép bạn tạo flashcard của riêng mình hoặc bạn có thể import toàn bộ flashcard do các sinh viên khác tạo.

Quizlet có sẵn trên iOS và Android.

5. Google Workspace

Có nhiều khả năng trường cao đẳng hoặc đại học của bạn sử dụng Google Workspace. Bạn có thể không quen sử dụng Google Classroom, nhưng các bài tập của bạn vẫn phải hoàn thành trên Google Docs và Google Drive.

Mặc dù Google Suite hoạt động tốt nhất trên trình duyệt laptop, nhưng bạn vẫn có thể sử dụng các ứng dụng dành cho thiết bị di động (Google Drive, Docs, Sheets, và Slides) để xem tài liệu, thực hiện các chỉnh sửa nhỏ và để chia sẻ.

6. Forest

Mặc dù điện thoại của bạn có thể hữu ích khi bạn đang học, nhưng nó cũng có thể trở thành một thứ gây mất tập trung rất lớn. Forest có thể giúp bạn tránh những thứ đó. Ứng dụng khiến bạn chú ý vào việc học của mình bằng cách buộc bạn không để ý đến điện thoại để trồng và chăm bón cây ảo (và thật).

Forest hiện có trên iOS và Android.

7. Adobe Scan

Ở trường đại học, bạn sẽ phải chụp rất nhiều ảnh tài liệu và văn bản. Đó có thể là một bức ảnh chụp nhanh các ghi chú của bạn bè hoặc thông tin trên bảng đen.

Vấn đề là những bức ảnh này hiếm khi hữu ích. Bạn sẽ nhanh chóng quên đi sau khi chụp. Lần tới khi bạn cần quét một thứ gì đó, hãy sử dụng Adobe Scan. Đây là một ứng dụng đơn giản và dễ sử dụng có tích hợp OCR, cho phép bạn sao chép văn bản ngay trong ảnh.

Adobe Scan có sẵn cho iOS và Android.

8. GoodNotes 5

Nếu bạn có iPad với Apple Pencil và bạn định ghi chú viết tay trong các bài giảng, hãy dùng thử GoodNotes 5 ($7,99). Đây là ứng dụng ghi chú của Apple có các tính năng tốt nhất, nhưng GoodNotes không chỉ dừng lại ở đó.

Ứng dụng này còn có thể tổ chức các ghi chú của bạn dựa trên sổ ghi chép. Bạn sẽ nhận được các kiểu ghi chú khác nhau và có OCR được tích hợp sẵn.

Điều này có nghĩa là bạn có thể tìm kiếm thông qua các ghi chú viết tay và sao chép chúng dưới dạng văn bản. Bạn cũng nhận được một loạt các tùy chọn khác như bút chì và màu sắc để tạo các ghi chú hấp dẫn trực quan.

9. MindMeister

Nếu bạn là người thích học theo kiểu trực quan, thì việc tạo sơ đồ tư duy hoặc timeline để hiểu một chủ đề phức tạp sẽ hữu ích hơn rất nhiều.

Đây là nơi mà một công cụ trực tuyến như MindMeister có thể giúp bạn. Bạn có thể sử dụng công cụ web này để tạo và ghi chú trên bản đồ tư duy từ mọi thiết bị. Dịch vụ này cho phép bạn tạo ba bản đồ tư duy miễn phí. Nếu bạn muốn nhiều hơn, bạn có thể trả phí $2,49/tháng.

MindMeister có sẵn trên tất cả các nền tảng máy tính để bàn và di động, nhưng nó không có ứng dụng gốc cho iPhone hoặc iPad. Nếu bạn đang tìm kiếm một trải nghiệm được thiết kế cho iPhone và iPad, hãy thử MindNode.

10. My Study Life

My Study Life là một ứng dụng tổ chức ghi chú được thiết kế đặc biệt cho sinh viên.

Ứng dụng sẽ giúp bạn sắp xếp lịch học, bài tập, nhiệm vụ và hơn thế nữa. Tính năng lịch của ứng dụng được thiết kế dành riêng cho sinh viên, có lưu ý đến việc luân phiên lớp học hàng tuần và hai tuần một lần. Ứng dụng này cũng có tính năng nhắc nhở có thể tùy chỉnh.

Các tính năng tốt nhất đều được miễn phí. Bạn có thể sử dụng nó trên web và nó có sẵn cho iOS và Android.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *