.
.
.
.

Call to Action là gì? Bí quyết viết CTA hấp dẫn thu hút khách hàng

Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng content là yếu tố rất quan trọng trong các chiến dịch marketing. Nhưng liệu bạn có biết rằng nó sẽ càng phát huy công dụng mạnh mẽ hơn nếu bạn thêm vào một câu Call to Action (CTA)? Thậm chí nó còn tác động đến hơn 50% quyết định của khách hàng. Vậy, Call to Action là gì? Làm thế nào để viết CTA hay và hiệu quả? Hãy cùng Mona Media tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.

Contents

CTA là gì?

Call To Action (viết tắt là CTA) là một phần rất quan trọng trong các hoạt động markerting. Chắc hẳn bạn đã từng rất nhiều lần bắt gặp những câu CTA ở nhiều hình thức đấy!

CTA thực chất là những nội dung kêu gọi người đọc làm chính xác một hành động nào đó hoặc làm thế nào để thực hiện hành động đó. CTA có thể chỉ gói gọn trong 2 từ như “Mua ngay!” hay chẳng hạn dưới dạng câu nói như “Bạn không muốn bỏ lỡ cơ hội để sở hữu chiếc điện thoại này với giá 0 đồng? Đăng ký ngay để nhận được thông tin và cách thức mua hàng”, kèm theo đó sẽ là một đường link hoặc nút dẫn đến website đích.

Có thể bạn rất tự tin về chất lượng nội dung, hình ảnh lẫn video trong các mẫu quảng cáo bán hàng của mình. Tuy nhiên, nếu thiếu đi CTA, bạn giống như chỉ đang nói suông và bỏ lỡ cơ hội trực tiếp thuyết phục người xem thực hiện hành động mua hàng.

Rất nhiều doanh nghiệp hiện nay chỉ viết những nội dung CTA như “Đăng ký ngay” trong quảng cáo với hy vọng nó đã đủ để thuyết phục người xem hành động, thế nhưng sau đó họ lại thất bại.

Mấu chốt của CTA không đơn thuần chỉ là viết những câu như: đăng ký ngay, mua ngay,… mà nó bắt buộc phải mang tính chất của một lời kêu gọi thật mạnh mẽ, đủ sức thuyết phục người khác hành động. Vì vậy, CTA cần phải đảm bảo 2 tiêu chí: thúc giục người đọc làm điều gì đó và cho họ động lực để làm điều đó.

Các dạng Call to Action (CTA)

Hướng về giải quyết vấn đề

Hứa hẹn chia sẻ cách giải quyết các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải.

Ví dụ:

  • Đăng ký dùng thử ngay hôm nay để thoát khỏi căn bệnh đau lưng dai dẳng.
  • Click vào đây để đội ngũ bác sĩ của chúng tôi giúp bạn thoát khỏi căn bệnh đau dạ dày âm ỉ.
  • Bạn có thể để yên cho căn bệnh đau khớp hành hạ hoặc gọi ngay đến số xxx và để các chuyên gia của chúng tôi giúp đỡ bạn.

Sự công nhận

Đưa ra những bằng chứng xác thực nhằm củng cố niềm tin nơi người đọc.

Ví dụ:

  • Hàng ngàn người đã và đang thành công với công việc kinh doanh này. Bạn có muốn trở thành người thành công kế tiếp?
  • 9/10 người sau khi biết đến phương pháp này đã được chữa khỏi bệnh. Còn bạn thì sao?
  • Chính bác sĩ xxx là người đã áp dụng phương pháp này để cứu hàng ngàn người. Và giờ đây chúng tôi muốn chia sẻ nó với các bạn. Rất đơn giản, hãy gọi vào số hotline xxx để được hỗ trợ nhanh nhất.

Hướng đến giá trị, lợi ích

Đưa ra các giá trị lợi ích đặc biệt khiến cho người đọc “tin rằng” chỉ những ai đọc được mới có, khiến họ nghĩ rằng mình được lợi rất nhiều khi bắt gặp bài viết này.

Ví dụ:

  • Đặt hàng ngay để được giảm 50%.
  • Khuyến mãi đặc biệt đặt vé trong ngày hôm nay để được miễn phí ship.
  • Đặc biệt hơn, những ai gọi điện đến hotline xxx sẽ được tặng phần quà trị giá 5 triệu đồng.

Dạng sáng tạo

Dạng này không thông dụng bằng so với các dạng còn lại, thường được sử dụng trong email hoặc landing page. Loại này không có công thức cụ thể, chỉ cần làm cho người xem cảm thấy bất ngờ, thích thú là được.

Ví dụ:

Hãy nhấc máy lên và gọi đến số xxx, bạn sẽ được trò chuyện với một cô nàng có giọng nói vô cùng ngọt ngào. Và chỉ sau 2 phút trò truyện tâm tình (chúng tôi tin rằng bạn sẽ muốn nói lâu hơn), bạn sẽ biết được mình cần gì để trở nên tự tin hơn trong mắt các cô gái.

Mốc thời gian

Đưa ra một mốc thời gian cụ thể nhằm giúp khách hàng dễ hình dung được khoảng thời gian họ chờ đợi.

Ví dụ:

  • Khuyến mãi này chỉ diễn ra trong vòng 2 ngày. Vì vậy hãy nhanh chân lên!
  • Việc bạn cần làm bây giờ bạn là nhấn vào đường link này, sản phẩm sẽ có mặt ngay trước cửa nhà bạn ngay trong ngày mai.

Kích thích sự tò mò

Đưa ra một thông điệp lấp lửng với mục đích khơi gợi sự tò mò của người đọc, họ sẽ muốn click vào đường link để khám phá.

Ví dụ: Sau tất cả, chúng tôi sẽ tiết lộ một bí mật ngay dưới đây. Hãy để lại email của mình và chúng tôi sẽ gửi cho riêng bạn.

Nguyên tắc 3S cho CTA

Để tạo nên một CTA đủ mạnh mẽ và thuyết phục, bạn cần phải hiểu được phản ứng của người đọc sau khi đọc hết bài viết của mình. Hãy tạo cho họ một lộ trình trong tâm trí để nắm bắt được nhu cầu của họ là gì. Dù cho CTA có muôn hình vạn trạng thì nhìn chung có một nguyên tắc quan trọng mà bạn cần biết để có một CTA hấp dẫn, đó chính là 3S: Simple, Specific và Strong.

Simple

Hãy viết nội dung CTA thật đơn giản và dễ hiểu. Khách hàng có rất nhiều thứ để quan tâm, vì thế CTA chỉ nên đơn giản là yêu cầu một hành động từ người xem như click để đến website, gọi điện đến số điện thoại, để lại email,…

Bạn nên hạn chế việc bắt khách hàng phải điền quá nhiều thông tin hay phải thực hiện nhiều bước ngay từ đầu. Hãy sắp xếp sao cho thao tác của khách hàng trở nên tối giản nhất.

Specific

Hãy viết sao cho người xem có cảm giác như bạn đang viết riêng cho họ vậy. Việc này nghe có vẻ khó khăn nhưng thật ra cũng khá dễ dàng. Hãy thử nghĩ xem khách hàng mục tiêu của bạn là ai và họ đang nghĩ gì hay có vấn đề gì cần giải quyết. Hãy cho khách hàng của bạn biết rằng họ không đơn độc và bạn là người hiểu rất rõ họ.

Strong

Một CTA hiệu quả cần có sự mạnh mẽ. Hãy vận dụng các tính từ mạnh như “ngay hôm nay”, “miễn phí”, “hoàn toàn”, “ngay tức khắc”, “triệt để”,… nhằm khơi gợi cảm xúc nơi người đọc.

Vị trí đặt Call to Action

Đối với bài viết khoảng 1000 – 1500 từ trên website, thường sẽ có tối đa 3 CTA được chèn vào. Vị trí cụ thể như sau:

  • Ngay đầu bài viết: đây là vị trí dành cho CTA mang giá trị kết nối và kích thích người đọc.
  • Ở 1/3 bài viết: đa phần người dùng thường có thói quen đọc lướt và ít khi đọc kỹ toàn bộ nội dung bài viết. Vì thế, CTA đặt tại vị trí này sẽ giúp thu hút sự chú ý của người đọc, khiến họ click chuột khi nhìn thấy.
  • Cuối bài đăng: đây là vị trí lý tưởng mà mọi người thường chọn để đặt CTA. Sau khi đọc sơ qua bài viết, số lượng người dùng click back hoặc tiếp tục hành động là rất cao. Khi ấy, một CTA hấp dẫn, thúc giục người xem click chuột sẽ là một giải pháp vô cùng hợp lý. Điều này có thể khéo léo dẫn dắt người xem tiến đến bước đặt hàng một cách nhanh chóng.

Cách viết Call to Action hay

Viết CTA tưởng chừng đơn giản nhưng thực chất nó đòi hỏi người viết phải nghiên cứu từ ngữ, chiến thuật kỹ lưỡng và cẩn thận. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi sẽ giúp công việc này đơn giản hóa một chút với những tips viết CTA hay ngay dưới đây.

Mở đầu bằng một động từ mang tính hành động trực tiếp

Đừng vòng vo mà hãy nhanh chóng và trực tiếp nói với người xem bạn đang muốn họ làm gì. Chẳng hạn như bạn đang chạy quảng cáo cho một website thương mại điện tử thì câu CTA nên bao gồm các từ ngữ như: mua, đặt hàng, sở hữu ngay,…

Sử dụng từ ngữ có tính mạnh mẽ

Để tác động mạnh đến cảm xúc và phản hồi của người dùng, hãy tạo những nội dung CTA có khả năng gây hứng thú ngay lập tức như: “Giảm ngay 75%” hoặc “Hoàn tiền ngay 50.000đ”.

Đưa ra lý do để người đọc hành động

Giúp người đọc biết chính xác bạn đang dành điều gì cho họ. Luôn gắn chặt giá trị bạn đang cung cấp với những từ ngữ mang tính khích lệ và tạo động lực cho họ như: tiết kiệm hay kiếm thêm tiền, giảm cân, lấy lại vóc dáng, kích thích mọc tóc,…

Lựa chọn màu sắc nổi bật cho CTA

Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh tầm ảnh hưởng của màu sắc trong hoạt động marketing. Vì thế bạn nên chú ý chọn màu sắc giúp cho CTA trở nên thật sự nổi bật. Nhờ đó, bạn sẽ có thể thu hút sự chú ý của khách hàng vào chính xác nơi mà họ nên nhấn vào để thực hiện hành động.


Thử nghiệm CTA

Tương tự như khi làm quảng cáo và chạy ad, việc thử nghiệm là hoạt động rất quan trọng để giúp chúng ta đảm bảo rằng nội dung CTA luôn mới mẻ và mang đến hiệu quả cao.

Cách đơn giản nhất chính là thực hiện A/B testing nhằm xác định được câu CTA nào thu hút được nhiều lượt click hơn, sau đó kết hợp nó với những yếu tố khác để tạo nên mẫu quảng cáo CTA tối ưu nhất.

Một vài lưu ý khi viết CTA

  • Có thể nhấn mạnh bằng cách sử dụng chữ in hoa hoặc thay đổi màu sắc cho một số từ ngữ nhằm gây sự chú ý. Tuy nhiên, nên tránh việc quá lạm dụng.
  • Tập trung viết ngắn gọn, chú trọng vào lợi ích mà người đọc sẽ có được. Hạn chế việc nói quá nhiều về mình.
  • Sử dụng ngôn ngữ thân thiện giống như trò chuyện giữa hai người bạn. Không nên dùng từ ngữ quá cao siêu, bác học mà nên bình dân hóa để phù hợp với đối tượng mục tiêu.
  • Đặc biệt tránh những lỗi sai về ngữ pháp, chính tả, câu chữ quá dài, dùng nhiều emotion, sử dụng từ địa phương.
  • Ghi nhớ nguyên tắc: càng ngắn càng tốt.

Bạn hiểu những gì website bạn còn thiếu nhưng … bạn không phải là chuyên gia quản trị website, bạn không có chuyên môn:

  • Thiết kế chuẩn đến từng pixel về kỹ thuật và như ý về mặt thẩm mỹ
  • Lập trình các tính năng bạn cần để thu hút người dùng
  • Tối ưu tốc độ, bảo mật
  • Đáp ứng hoàn hảo các tiêu chí SEO

Hinatech cung cấp gói dịch vụ tối ưu & nâng cấp website theo yêu cầu riêng giúp bạn hoàn thiện website 100% như ý muốn.

Kết luận

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Call to Action cũng như những tips để viết CTA thuyết phục, mong rằng bạn sẽ có thể áp dụng những chia sẻ này vào trong chiến dịch marketing của mình.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *